RPA là gì? Ứng dụng của RPA trong cuộc sống

19/06/2020

Có lẽ RPA là một khái niệm khá mới với chúng ta mà không phải ai cũng từng nghe về nó. Nhưng đối với các doanh nghiệp thì RPA là một khái niệm khá quen thuộc. Vậy RPA là gì? Hãy cùng tìm hiểu về RPA qua bài viết dưới đây.

1. RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation) là khái niệm chỉ Robot phần mềm trong máy tính thay thế lao động trí óc thực hiện tự động các công việc bàn giấy (chủ yếu là công việc có logic cố định).
Khái niệm RPA bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản năm 2016, đến năm 2017 tạo ra một tiếng vang lớn nhờ sự dễ hiểu và khả năng đem lại hiệu quả nhanh. Đến nay, cùng với AI và IoT, RPA trở thành một trong những từ IT thông dụng mà ai cũng ít nhất một lần nghe qua. Tuy vậy, hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu sâu về RPA hay chưa biết về sự khác biệt và mối quan hệ giữa AI và RPA…

RPA được ứng dụng nhằm thực hiện công việc với khối lượng lớn được lặp đi lặp lại theo chu kỳ như: Nhập liệu, tạo đơn hàng, cấp cho quyền truy cập và các công việc có liên quan tới tích hợp cùng với nhiều hệ thống khác nhau. RPA có thể được sử dụng trong các ngành tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kế toán, chăm sóc khách hàng, nhân sự…

2. Công nghệ RPA như thế nào?

Công nghệ Robotics mang khuynh hướng “ảo hóa lực lượng lao động”, khi đó nó có thể mô phỏng các nhiệm vụ giao dịch bạn cần tự động: tương tác, hành chính, …đem lại độ chính xác rất cao.

Một số ngành như bảo hiểm, ngân hàng, công nghệ thông tin, y tế cũng đang ứng dụng rất nhiều công nghệ này vào trong hoạt động của mình. Đã có những hiệu quả đáng kể và hứa hẹn sẽ còn phát triển vượt hơn cả mong đợi trong tương lai.

Theo 1 số quan điểm của các doanh nghiệp Châu Âu chỉ ra rằng, RPA có thể giải phóng nhân viên thoát khỏi tình trạng lặp đi lặp lại công việc trước đây 1 cách thủ công và dễ gây ra lỗi.

Khi đó những giá trị phần mềm khai thác được sẽ cần đến trong hoạt động có năng suất cao hơn, có tiềm năng phát triển cao hơn. Chính vì thế mà cốt lõi của công nghệ RPA được coi như chiến thuật tự động hóa mọi quy trình, để bạn giữ vững vị trí của mình và luôn đi đầu để đối thủ không thể vượt mặt được bạn.

3. Ứng dụng của RPA trong cuộc sống

Ưu điểm mà RPA đem lại không chỉ là giảm chi phí xuống mức thấp nhất mà chúng còn bao gồm:

  • Tiết kiệm thời gian và cải thiện thông lượng tốt hơn
  • linh hoạt và có khả năng mở rộng dữ liệu cần thiết
  • Độ chính xác rất cao
  • Nhân viên của bạn sẽ không phải tập trung vào nhiều quá trình dư thừa, chỉ cần lo những công việc có khả năng phát triển công việc cao hơn
  • Phần mềm tự động hóa có thể kiểm soát được cả quả trình thực hiện
  • Bạn có nhiều thời gian hơn, có thể tập trung đem đến sự đổi mới và làm hài lòng khách hàng của mình
  • Thu thập dữ liệu và phân tích chuẩn xác.
  • Tương lai RPA sẽ phủ sóng rất nhiều trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Tóm lại, để giải thích ngắn gọn cho câu hỏi “RPA là gì” – bạn chỉ cần hiểu đơn giản nó như 1 công cụ mang tính chiến thuật có thể phân tích mọi vấn đề bạn cần, kiểm soát được toàn bộ quá trình, khi đó RPA như một giải pháp mang tính nền tảng, sử dụng 1 hệ thống kế thừa trong cùng 1 quy trình.

Vì vậy mà các doanh nghiệp hiện tại cần đến công nghệ này để có quy trình kinh doanh đổi mới – tạo ra lợi nhuận và hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

https://smartrpa.asia/wp-content/themes/rpa