Tự động hóa qui trình bằng robot (Robotic Process Automation – RPA) là gì? RPA trong tài chính

09/07/2020

Tự động hóa qui trình bằng robot (tiếng Anh: Robotic Process Automation, viết tắt: RPA) đề cập đến một phần mềm có thể dễ dàng được lập trình để thực hiện các tác vụ cơ bản trên các ứng dụng như cách con người thực hiện.

Tự động hóa qui trình bằng robot

Khái niệm

Tự động hóa qui trình bằng robot trong tiếng Anh là Robotic Process Automation, viết tắt là RPA.

Tự động hóa qui trình bằng robot (RPA) đề cập đến một phần mềm có thể dễ dàng được lập trình để thực hiện các tác vụ cơ bản trên các ứng dụng như cách con người thực hiện.

Robot phần mềm có thể được dạy một tiến trình làm việc với nhiều bước và ứng dụng. Chẳng hạn như tiếp nhận các biểu mẫu, gửi tin nhắn xác nhận, kiểm tra tính toàn vẹn của biểu mẫu, sắp xếp biểu mẫu vào thư mục và cập nhật bảng tính với tên biểu mẫu, ngày tạo,…

Tự động hoá quy trình bằng Robot

Phần mềm RPA được viết ra để giảm gánh nặng của các nhiệm vụ đơn giản và lặp đi lặp lại của nhân viên.

RPA được thiết kế để trợ giúp chủ yếu cho các chức năng văn phòng nào yêu cầu khả năng thực hiện một số loại tác vụ theo một lệnh cụ thể. Nó tạo ra và triển khai một robot phần mềm với khả năng khởi chạy và vận hành phần mềm khác.

Theo một nghĩa nào đó, khái niệm cơ bản của nó tương tự như tự động hóa sản xuất truyền thống, tập trung vào việc thực hiện một bước của tiến trình công việc hoặc thậm chí chỉ một tác vụ và tạo ra một robot để chuyên thực hiện việc đó.

Công việc văn phòng thường đòi hỏi các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, nhưng vì đó là dữ liệu được thao tác trên các nền tảng và ứng dụng, nên một robot vật lí là không cần thiết.

Ưu điểm của RPA

Không giống như deep learning (định nghĩa thuộc về các thuật toán trong Machine Learning), các robot phần mềm được sử dụng trong RPA được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ trong một tiến trình công việc cụ thể của nhân viên, với một số hỗ trợ từ các lập trình viên.

Phần mềm không thể tự học hoặc tìm cách điều chỉnh tính hiệu quả hoặc hiểu thấu được bên trong sự việc giống như phân tích dữ liệu lớn hay phần mềm quản lí tài nguyên doanh nghiệp (ERM).

Ưu điểm của RPA

Thay vào đó, RPA hoạt động như một trợ lí kĩ thuật số cho nhân viên bằng cách xóa các tác vụ đơn giản nhưng phiền hà và có thể chiếm khoảng thời gian lớn trong một ngày làm việc của nhân viên văn phòng.

Như vậy, RPA là một sản phẩm đơn giản hơn hệ thống điều khiển trí tuệ nhân tạo hoặc phần mềm quản lí thông tin doanh nghiệp, những phần mềm có thể đưa tất cả dữ liệu vào bên trong nền tảng.

Điều này cũng giúp cho RPA trở thành một sản phẩm tương đối rẻ so với phần mềm AI và ERM. Sự đơn giản và tương đối rẻ tiền này có thể biến RPA trở thành một giải pháp hấp dẫn hơn cho nhiều công ty, đặc biệt nếu công ty có hệ thống được kế thừa lại. RPA được thiết kế để thích ứng tốt với hầu hết các ứng dụng kế thừa, giúp thực hiện dễ dàng hơn so với các giải pháp tự động hóa doanh nghiệp khác.

RPA trong tài chính

Với việc tăng cường yêu cầu tuân thủ và sắp xếp theo qui định, ngành tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm và các công ty quản lí đầu tư, đã trở thành những bên áp dụng RPA từ sớm.

Nhiều chức năng back-office đơn giản nhưng phiền hà, rất thích hợp để dùng RPA thay thế. Loại bỏ được gánh nặng này giúp nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Quan trọng hơn cả, phần mềm có thể xóa các chức năng sắp xếp và thao tác dữ liệu nhanh hơn con người, giảm được thời gian xử lí chung xuống.

Tất nhiên, RPA không chỉ giới hạn trong tài chính. Bất kì ngành công nghiệp nào phải xử lí dữ liệu và sắp xếp đều có thể tận dụng lợi ích từ RPA. Nếu một phần mềm có thể giảm chi phí và tăng hiệu quả, không yêu cầu triển khai phức tạp và nặng nề, thì nó sẽ khiến người dùng ưa thích và trở thành ứng dụng hữu ích trong hầu hết mọi lĩnh vực.

(Theo Investopedia)

https://smartrpa.asia/wp-content/themes/rpa